Monday, February 9, 2015

Chỉ tiêu tuyển sinh đại học Dược Hà Nội 2015

Chỉ tiêu tuyển sinh đại học Dược Hà Nội 2015: Thông tin tuyển sinh chi tiết về chỉ tiêu của Trường Đại học Dược Hà Nội trong kỳ thi tuyển sinh đại học cao đẳng năm 2015 được cập nhật tại đây

Trường Đại học Dược Hà Nội

Địa chỉ: 13-15 Lê Thánh Tông, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.Điện thoại: (04) 3825 4539 - Fax:  (04) 3826 4464,
Email: info@hup.edu.vn - Website:http://www.hup.edu.vn

Trường đại học Dược Hà Nội tiền thân từ khoa Dược trường Y- Dược Đông Dương được thành lập từ năm 1902 với nhiệm vụ đào tạo Y sỹ, Dược sỹ trung cấp. Năm 1926, trường thuốc Đông Dương được chuyển thành trường Y- Dược thực hành và chính thức đào tạo Dược sỹ, Bác sỹ có trình độ đại học. Năm 1941, trường đã đổi tên thành trường Đại học Y- Dược Đông Dương. Cách mạng tháng Tám thành công, trường được đổi tên thành Trường đại học Y - Dược Việt Nam.    Năm 1961 do nhu cầu đào tạo cán bộ ngày càng tăng nên bộ y tế có quyết định tách trường đại học Y - Dược thành 2 trường Đại học Y khoa Hà Nội và Đại học Dược khoa Hà Nội. Năm 1985 đến nay trường hoạt động chính thức với tên gọi Trường đại học Dược Hà Nội

Trong suốt 45 năm xây dựng và phát triển đến nay. Trương Đại học Dược Hà Nội đã khẳng định được vị trí quan trọng và uy tín của mình trong sự nghiệp đào tạo cán bộ Dược của ngành Y tế,   là địa đào tạo chỉ tin cậy của Bộ Giáo dục và Đào Tạo

Thông tin tuyển sinh Trường Đại học Dược Hà Nội 2015


Học ngành năng lượng nguyên tử: miễn học phí và có lương

Đó là thông tin tuyển sinh mới nhất được quy định trong thông tư liên tịch giữa Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 10-2.


Cụ thể, theo Thông tư liên tịch số 208 vừa được ban hành, người học các chuyên ngành trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử hệ chính quy, trình độ từ cao đẳng đến tiến sỹ tại các cơ sở đào tạo được miễn học phí, không phải đóng tiền ở ký túc xá và còn được trả lương.

Về lương, với trình độ cao đẳng, sinh viên học lực khá, giỏi được cấp sinh hoạt phí hàng tháng bằng 1-1,5 lần mức lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức (gọi tắt là mức lương cơ sở).

Với trình độ đại học, sinh viên được cấp sinh hoạt phí hàng tháng bằng 1,5-2,5 lần mức lương cơ sở nếu xếp loại học lực khá, giỏi trở lên.

Trường hợp sinh viên học sau đại học, học viên cao học, nghiên cứu sinh được giữ nguyên lương trong thời gian đào tạo và được cấp sinh hoạt phí hàng tháng bằng 3,5 lần mức lương cơ sở.

Học viên cao học, nghiên cứu sinh có kết quả học tập đáp ứng các điều kiện về kết quả học tập, nghiên cứu sẽ được nhà trường xem xét cử đi tham dự hội nghị, hội thảo khoa học trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử ở nước ngoài…

Ngoài ra, học viên cao học, nghiên cứu sinh được hỗ trợ kinh phí bằng 30 lần mức lương cơ sở trên 1 công trình khoa học trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử được công bố trên các tạp chí khoa học quốc tế.

Để được hưởng chính sách ưu đãi trên, liên bộ cũng quy định rất rõ là người học các ngành/chuyên ngành trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử có cam kết chịu sự phân công công tác sau khi tốt nghiệp của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tập đoàn Điện lực VN và các cơ quan liên quan.

Saturday, February 7, 2015

Giảm chỉ tiêu các ngành kinh tế

Các thông tin tuyển sinh ngành kinh tế xác định chỉ tiêu tuyển sinh năm 2015 của các trường ĐH là giảm chỉ tiêu các ngành thuộc lĩnh vực kinh tế.


1. Bỏ cả bậc CĐ

Đầu tiên trong danh sách các trường có xu hướng này là ĐH Tài chính - Marketing. Năm 2015, 
Trường dự kiến tổng chỉ tiêu 3.000, giảm 900 so với năm 2014. Lý giải điều này, ông Châu Minh Quí, Phó trưởng phòng Đào tạo, cho biết trường muốn tập trung nâng cao chất lượng đào tạo.

Tương tự, thông tin tuyển sinh từ Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM cho biết, tuyển 2.750 chỉ tiêu vào năm 2014, năm 2015 giảm xuống còn 2.400, trong đó riêng khối ngành kinh doanh quản lý (tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh, kế toán, kinh doanh quốc tế, hệ thống thông tin quản lý) giảm từ 2.300 xuống còn 2.050. Đặc biệt, từ năm 2015 trường quyết định bỏ luôn tuyển sinh và đào tạo bậc CĐ ngành tài chính ngân hàng.

Tiến sĩ Nguyễn Đức Minh, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, cũng cho biết năm 2015 trường giảm bớt chỉ tiêu tuyển sinh do phải bàn giao cơ sở đào tạo của trường tại Thái Bình. Cụ thể, trường giảm chỉ tiêu CĐ từ 1.500 xuống còn 500. Ở bậc CĐ, trong số 15 ngành tại cơ sở TP.HCM, trường chỉ giữ lại 2 ngành là công nghệ kỹ thuật hóa học và công nghệ kỹ thuật cơ khí. Ở bậc ĐH, điều chỉnh theo hướng tăng chỉ tiêu các ngành công nghệ, giảm ngành kinh tế. Với bậc liên thông từ CĐ lên ĐH, trường chỉ dành chỉ tiêu cho hệ vừa làm vừa học.

Còn thạc sĩ Nguyễn Quốc Anh, Trưởng phòng Tuyển sinh và truyền thông Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, cho biết năm nay tuy tăng chỉ tiêu bậc ĐH nhưng giảm một số ngành kinh tế như: quản trị kinh doanh giảm từ 400 xuống 300, tài chính ngân hàng từ 300 còn 200...

2.Các ngành khác giữ ổn định hoặc tăng

Tiến sĩ Nguyễn Quốc Chính, Trưởng ban Đào tạo ĐH và sau ĐH (ĐH Quốc gia TP.HCM), cho biết trong năm 2015 ĐH này không thay đổi chỉ tiêu so với năm 2014.

Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2015 giữ chỉ tiêu bậc ĐH là 1.000. Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Hà, Phó trưởng phòng Đào tạo, cho biết có khả năng sẽ ổn định chỉ tiêu từ năm 2015 đến 2020.

Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM giữ nguyên tổng chỉ tiêu 5.300. Tuy nhiên, theo tiến sĩ Trần Đình Lý, Trưởng phòng Đào tạo, bên cạnh chương trình đại trà, trường dự kiến tuyển bổ sung chương trình chất lượng cao cho 5 ngành mới.

Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM dự kiến tăng thêm 100 chỉ tiêu so với năm ngoái vào 2 ngành kế toán và công nghệ kỹ thuật điện tử truyền thông. Bậc CĐ giảm xuống còn 500 chỉ tiêu so với 1.500 của năm trước.

Ngược lại với xu hướng trên, Trường ĐH Sài Gòn quyết định tăng thêm 1.000 chỉ tiêu so với năm 2014. Theo đại diện trường này, ngoài 2 ngành mới tâm lý học và quốc tế học chiếm 170 chỉ tiêu, số tăng thêm của bậc ĐH rải đều cho các ngành còn lại.

Không tuyển liên thông thí sinh tốt nghiệp dưới 36 tháng

Theo thông tin tuyển sinh mới nhất từ Trường ĐH Y dược Thái Bình cho biết năm 2015, với hệ đào tạo liên thông lên ĐH, trường sẽ không tuyển sinh đối tượng có thời gian tốt nghiệp trung cấp, CĐ dưới 36 tháng.

Thí sinh dự thi trong 1 kỳ thi tuyển sinh - Ảnh: Như Hùng

Đó là thông tin tuyển sinh từ TS Nguyễn Duy Cường- trưởng phòng đào tạo ĐH Y dược Thái Bình với Tuổi Trẻ ngày 6-2.

Theo đó, hệ liên thông ĐH chính quy của trường chỉ tuyển sinh đối tượng đã tốt nghiệp trình độ đào tạo trước đó từ 36 tháng trở lên bẳng kỳ thi do nhà trường tổ chức.

Năm 2015, đối với tuyển sinh ĐH chính quy, trường sẽ dựa vào kết quả học tập các môn Toán, Hóa học và Sinh học trong 5 học kỳ THPT (với thí sinh  tốt nghiệp năm 2015) hoặc 6 học kỳ (với thí sinh đã tốt nghiệp các năm trước) để sơ tuyển.

Điều kiện sơ tuyển cụ thể như sau: với ngành Y đa khoa, Y học cổ truyền, Y học dự phòng và Dược học: tổng điểm trung bình của 3 môn Toán, Hóa học và Sinh học đạt từ 19,5 điểm trở lên; với ngành Điều dưỡng và Y tế công cộng:  tổng điểm trung bình của 3 môn Toán, Hóa học và Sinh học đạt từ 16,5 điểm trở lên.

Ngoài ra, thí sinh muốn đăng ký xét tuyển vào trường phải đạt xếp loại hạnh kiểm các học kỳ đạt từ loại khá trở lên.

Thí sinh thuộc diện được tuyển thẳng theo quy định của trường không phải đăng ký sơ tuyển. Trường sử dụng kết quả thi ba môn Toán, Hóa học và Sinh học trong kỳ thi trung học phổ thông Quốc gia năm 2015 để xét tuyển. Trong đó, điểm thi các môn không nhân hệ số

Friday, February 6, 2015

Liệu có nảy sinh hiện tượng "chạy" điểm?

Theo thông tin tuyển sinh từ bộ GD cho biết, trong công thức xét công nhận tốt nghiệp THPT mà Bộ GD&ĐT đưa ra tại Dự thảo Quy chế tổ chức kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH, CĐ 2015, ngoài điểm thi 4 môn tối thiểu (3 môn bắt buộc và một môn tự chọn), còn bao gồm điểm trung bình học tập các môn lớp 12 của thí sinh.


Mặc dù ông Mai Văn Trinh – Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD&ĐT) khẳng định, cách thức này có thể đảm bảo thí sinh thi bằng kiến thức đã được truyền thụ, tránh  tình trạng “học lệch”, song rất nhiều người lo ngại cách tính điểm này có thể làm nảy sinh hiện tượng “chạy” điểm ở cấp THPT.

Đúng là với 8 môn thi (3 môn Toán, Văn, Ngoại ngữ bắt buộc và 5 môn Lịch sử, Địa lý, Vật lý, Hóa học, Sinh học tự chọn), động lực thúc đẩy thí sinh học đều các môn là có thật, thậm chí còn có thể xóa bỏ được quan niệm môn chính, môn phụ tồn tại khá lâu nay. Song câu hỏi mà nhiều người đặt ra là các nhà quản lý giáo dục sẽ kiểm soát điểm số thế nào để đảm bảo đó là kết quả thực chất của thí sinh ở cấp THPT. Như phân tích của một giảng viên ĐH, với điểm xét tốt nghiệp theo dự thảo hiện nay là 10 điểm, một thí sinh có điểm trung bình lớp 12 là 7,0, đến khi thi tốt nghiệp, mỗi môn thi chỉ cần 3 điểm, thậm chí trên 2 điểm (trên mức điểm liệt) là đã có thể đỗ. Vậy thì cớ gì mà người ta không thể “lo trước” từ những năm học THPT để chắc cơ hội tốt nghiệp, thậm chí còn có thể là lợi thế khi xét tuyển vào ĐH, CĐ.

Một giáo viên dạy Văn ở một trường THPT thuộc quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) thừa nhận, giáo viên hay có tâm lý thương học trò, nên rất có thể xảy ra chuyện “trợ lực” cho một học sinh sức học bình thường có điểm tổng kết lớp 12 đạt 7,0. Đây cũng là chia sẻ của nhiều giáo viên dạy Lịch sử, Vật lý, Sinh học, Hóa học. Hơn thế, giáo viên còn cho rằng, việc kiểm tra, đánh giá ở mỗi trường, mỗi địa phương chưa đồng nhất, nên nhiều người “chấm rẻ” vì lo học trò của mình sẽ thiệt thòi.

Vậy là vô tình, cách tính điểm theo dự thảo quy chế mới đã biến điểm trung bình các môn ở lớp 12 trở thành “tài sản quý” để TS có thể có thêm nhiều lợi thế khi xét tốt nghiệp, thậm chí trở thành sinh viên. Đồng nghĩa với những nghi ngại về chất lượng giáo dục của năm học cuối THPT. Thế nên, như TS. Nguyễn Tùng Lâm – Hiệu trưởng trường THPT Đinh Tiên Hoàng nhận định, về lâu dài, Bộ GD&ĐT cần có các quy định, chế tài mạnh để h

Rút - nộp hồ sơ: Khó cho thí sinh ở xa


Theo các tin thông tin tuyển sinh mới nhất từ các báo, nhiều ý kiến cho rằng việc cho phép rút - nộp hồ sơ trong 20 ngày xét tuyển của kỳ tuyển sinh ĐH-CĐ 2015 sẽ gây khó khăn cho cả trường lẫn thí sinh.


Ngay sau khi lãnh đạo Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục ĐH (Bộ Giáo dục và Đào tạo) thông tin rằng thí sinh sẽ tăng cơ hội trúng tuyển từ việc rút - nộp hồ sơ (Báo Người Lao Động số ra ngày 4-2), lãnh đạo nhiều trường bày tỏ sự băn khoăn.

1. Thêm cơ hội nhưng tốn kém, bất tiện

Theo lãnh đạo Cục Khảo thí, trong 20 ngày xét tuyển đợt đầu tiên, cứ 3 ngày/lần, các trường phải công khai thông tin xét tuyển và thí sinh dựa vào đó để xác định cơ hội trúng tuyển, nếu không nhiều cơ hội thì rút hồ sơ để nộp vào trường khác. Các trường ĐH dành một số chỉ tiêu nhất định cho đợt xét tuyển sau.

Thạc sĩ Phạm Thái Sơn, Phó trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP HCM, cho rằng việc cho rút hồ sơ ngay trong đợt xét tuyển đầu tiên giúp thí sinh tăng cơ hội trúng tuyển nhưng cũng bất lợi đối với những thí sinh ở xa vì việc rút hồ sơ không thể thông qua bưu điện được mà phải đích thân các em đến hoặc ủy quyền cho người thân. Thạc sĩ Trương Tiến Sĩ, Phó trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Ngân hàng

TP HCM, cũng ủng hộ việc cho thí sinh rút hồ sơ, đồng thời cho rằng sẽ rất vất vả đối với những trường có lượng hồ sơ lớn. “Ngoài ra, có thể có nhiều thí sinh ở xa trường sẽ phải lưu lại ở TP nhiều ngày để rút - nộp hồ sơ gây tốn kém không khác gì đi thi ĐH trước đây” - ông Sĩ nói.

PGS-TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM, lại cho rằng đó là sự bất công và chỉ có lợi cho những thí sinh ở thành phố, gần trường mà các em nộp hồ sơ. Ông đề xuất ngay trong trường nên cho thí sinh thay đổi các nguyện vọng nếu cảm thấy không có khả năng trúng tuyển. Việc này rất thuận lợi khi triển khai xét tuyển online, thí sinh chỉ cần đăng nhập, sau đó chỉnh sửa là xong.

2. Cần có biện pháp kỹ thuật khoa học hơn

Trước yêu cầu 3 ngày/lần, các trường phải công khai thông tin xét tuyển để giúp thí sinh biết được khả năng trượt, đỗ của mình để rút - nộp hồ sơ, bà Lê Thị Thu Thủy, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội, cho rằng đây là việc làm cần thiết. “Cập nhật càng sớm thì thí sinh càng biết mình có cơ hội trúng tuyển cao hay không. Cơ hội trúng tuyển của thí sinh là rất quan trọng” - bà Thủy nhấn mạnh.

Tuy nhiên, đại diện nhiều trường thừa nhận việc để thí sinh thoải mái rút - nộp hồ sơ là gây phiền hà, khó khăn cho các trường bởi thêm một công đoạn là sẽ “đẻ” ra nhiều việc. Bên cạnh đó, việc cập nhật hàng ngàn hồ sơ cùng lúc là điều không dễ. Theo PGS Lê Trọng Thắng, Trường ĐH Mỏ - Địa chất, cần có giải pháp hài hòa giữa các trường và thí sinh. Khi nộp đơn xét tuyển, thí sinh cần cân nhắc cẩn trọng chứ không phải thích là nộp, không thích là rút. Chuyên gia này góp ý Bộ GD-ĐT nên giãn thời gian cập nhật thông tin từ 3 ngày lên 5 ngày để đỡ gây áp lực cũng như phức tạp cho các trường. Đồng thời, sau khi đã chốt danh sách xét tuyển (hết thời hạn 20 ngày) thì thí sinh không được rút hồ sơ ra nữa.

Đại diện một trường ĐH tại TP HCM cho rằng việc cho phép thí sinh rút - nộp hồ sơ trên thực tế khó thực hiện vì thí sinh ở xa không thể “chầu chực” để rút ở trường này rồi nộp vào trường khác. Hơn nữa, việc cho phép “rút ra - nộp vào” không thể hiện tính chất chính quy của một kỳ thi quy mô quốc gia, tạo tâm lý may rủi và không có sự cân nhắc, tính toán của thí sinh. “Cần có biện pháp kỹ thuật mang tính khoa học hơn chứ không nên đưa ra các giải pháp kiểu đối phó” - vị này nói.

3. Xét tuyển càng nhanh càng tốt

Vấn đề các trường tự chủ trong việc dành một phần chỉ tiêu cho nguyện vọng sau, ông Đỗ Văn Dũng cho rằng tùy vào từng ngành, thường thì những ngành khó tuyển mới dùng đến nguyện vọng 2, còn những ngành tuyển sinh tốt có thể tuyển đủ ngay từ nguyện vọng 1. Theo một chuyên gia tuyển sinh, khi xét tuyển, dù qua phương thức tuyển sinh “3 chung” trước đây hay dựa vào kết quả của kỳ thi THPT quốc gia năm nay, chắc hẳn chẳng có trường ĐH, CĐ nào thích chủ động chừa chỉ tiêu lại để xét tuyển nguyện vọng bổ sung. Trường nào cũng sẽ mong muốn xét tuyển xong càng nhanh càng tốt để triển khai năm học. Quy luật thực tế của những năm trước đây là các trường ĐH lớn có điểm chuẩn trúng tuyển cao và hầu hết đều kết thúc xét tuyển ở nguyện vọng 1. Rất ít trường gọi xét tuyển thêm nguyện vọng 2. Đó là chưa kể trước đây, dù Bộ GD- ĐT không đồng ý nhưng trên thực tế, nhiều trường cũng đã thực hiện việc xét tuyển nguyện vọng 1B, nghĩa là nếu thí sinh không trúng tuyển ngành này thì có thể được chuyển sang ngành khác trong trường.

Wednesday, February 4, 2015

Thông tin tuyển sinh Viện Đại học Mở Hà Nội năm 2015

Viện Đại học Mở đã công bố các thông tin tuyển sinh năm 2015, theo phương án tuyển sinh này, trường dự kiến tuyển 2500 chỉ tiêu, đồng thời trường cũng công bố môn thi xét tuyển theo từng ngành đào tạo cụ thể như sau:


- Chỉ tiêu tuyển sinh: 2500 chỉ tiêu

- Vùng tuyển sinh: Tuyển sinh trong cả nước.

- Phương thức tuyển sinh: Trường tuyển sinh dựa vào kết quả kỳ thi THPT Quốc gia.

- Đuểm chuẩn theo tổ hợp môn thi và theo từng ngành, chuyên ngành.

- Môn thi chính: Các môn thi viết hoa, in đậm là môn thi chính.

- Quy định riêng về tổ chức thi môn năng khiếu vẽ:

+ Môn Bố cục hình và hình họa tính hệ số 2, thời gian thi 240 phút/môn thi.

+ Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự thi: theo quy định của Bộ GD&ĐT.

+ Ngày thi các môn năng khiếu: 11/7/2015 tại trường ở Hà Nội.

+ Các thông tin tuyển sinh cụ thể về nộp hồ sơ đăng ký dự thi và thi năng khiếu thí sinh cần xem kỹ các thông báo tại website nhà trường: http://www.hou.edu.vn/

Thông tin cần biết về kỳ thi tuyển sinh 2015

Những thông tin tuyển sinh quan trọng mà thí sinh cần lưu ý trong kỳ tuyển sinh sắp tới.


1. Thí sinh được đăng ký tối đa 6 nguyện vọng

Giải đáp thắc mắc của học sinh xung quanh kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2015, Bộ Giáo dục Đào tạo cho biết, thí sinh sẽ được đăng ký xét tuyển tối đa 6 nguyện vọng, xếp thứ tự ưu tiên từ 1 đến 6. Theo đó, trong thời hạn 20 ngày kể từ khi công bố kết quả thi và kết quả xét tốt nghiệp THPT, thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển cho trường đã đăng ký nguyện vọng có thứ tự ưu tiên cao nhất.

Sau khi có kết quả xét tuyển vòng đầu tiên, các trường ĐH được Bộ GD&ĐT giao chủ trì tổ chức thi in phiếu chứng nhận kết quả thi cho các thí sinh chưa trúng tuyển ở vòng xét tuyển đầu tiên. Mỗi thí sinh sẽ có 3 phiếu chứng nhận kết quả thi có đóng dấu đỏ của trường tổ chức thi để xét tuyển nguyện vọng bổ sung.

Các thông tin tuyển sinh theo quy định Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy, đối với các ngành năng khiếu, sử dụng kết quả thi của ít nhất một môn văn hóa kết hợp với kết quả các môn thi năng khiếu để xét tuyển. Môn thi văn hóa do các trường lựa chọn trong các môn thi qua kỳ thi trung học phổ thông quốc gia. Đối với các môn thi năng khiếu do các trường tự ra đề thi, tổ chức thi, chấm thi và xét tuyển theo quy định của Quy chế tuyển sinh.

Thời gian thi, nội dung đề thi do các trường đại học, cao đẳng có tổ chức đào tạo chịu trách nhiệm, để đảm bảo quyền lợi cho thí sinh.

2. Thang điểm 20 chấm lẻ đến 0,25 điểm

Theo dự thảo Quy chế thi THPT quốc gia, bài thi tự luận được quy định chung, chấm thi theo hướng dẫn chấm, đáp án của Bộ GD-ĐT (thang điểm 20), các ý nhỏ được chấm điểm lẻ đến 0,25 điểm, không quy tròn điểm từng bài thi. Bài thi trắc nghiệm đều phải được chấm bằng máy và phần mềm chuyên dụng. Phần mềm chấm phải có chức năng kiểm dò và xác định được các lỗi để chấm đúng theo quy chế thi. Tổ chấm tiến hành chấm điểm và quy đổi điểm bằng máy tính sang thang 20 điểm (điểm lẻ đến 0,25) cho từng bài thi trắc nghiệm.

3. 130 trường công bố đề án tuyển sinh riêng năm 2015

Hiện nhiều trường đại học, cao đẳng hoàn tất phương án tuyển sinh cho năm 2015. Đa số các trường đều sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia làm cơ sở xét tuyển. Bên cạnh đó, một số trường nhóm trên đặt thêm ngưỡng để sàng lọc thí sinh, các trường nhóm dưới lại đăng ký xét tuyển theo cả hai hình thức, vừa dựa trên điểm của kỳ thi quốc gia, vừa dựa trên hồ sơ học bạ của thí sinh. Theo đó, thí sinh phải có kết quả học tập các năm lớp 10, 11, 12 của bậc trung học phổ thông ở mức nhất định mới được nộp hồ sơ đăng ký dự thi vào trường. Theo lãnh đạo các trường, việc này nhằm giúp trường tuyển được những thí sinh có chất lượng tốt, vừa giúp khâu tuyển sinh gọn gàng, hiệu quả hơn.

4. Quy định xét tuyển mới

Điểm mới nhất trong quy chế mới là quy định về xét tuyển: Tổ hợp các môn thi, bao nhiêu tổ hợp, bao nhiêu môn thi cho một ngành, điều kiện đảm bảo chất lượng đầu vào, thí sinh được nộp bao nhiêu nguyện vọng, các trường công bố phương án xét tuyển thế nào, thời gian tuyển sinh trong bao lâu…

Năm 2015, các trường sử dụng kết quả chung của kỳ thi quốc gia, trên một cơ sở dữ liệu nên phải có những quy định cụ thể để các trường có thể chọn thí sinh phù hợp với ngành nghề đào tạo

Monday, February 2, 2015

Từ 15.3, thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi THPT Quốc gia

Theo thông tin tuyển sinh mà PGS. Trần Văn Nghĩa cho biết, dự kiến từ ngày 15.3, thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT Quốc gia.


Theo ông Nghĩa, điểm khác của kỳ thi THPT Quốc gia năm nay là sau khi có kết quả kỳ thi THPT Quốc gia (đầu tháng 8) thí sinh mới đăng ký xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ.

Khi điền phiếu đăng ký dự thi, thí sinh phải điền đầy đủ thông tin cá nhân và mục đích dự thi: thi xét tốt nghiệp THPT hay xét tuyển ĐH, CĐ.

Thí sinh là học sinh THPT đánh dấu vào cả hai ô này nếu muốn xét tuyển tốt nghiệp THPT và ĐH - CĐ, thí sinh tự do chỉ đánh dấu vào ô xét tuyển ĐH, CĐ và học sinh chỉ cần xét tốt nghiệp THPT thì đánh dấu vào ô xét tốt nghiệp THPT.

Trong quá trình đăng ký xét tuyển ĐH, CĐ, khi có kết quả kỳ thi THPT Quốc gia, thí sinh được cấp 4 giấy chứng nhận để xét tuyển 4 đợt, mỗi đợt kéo dài 20 ngày.

“Ngay từ bây giờ, các em phải xác định mình muốn học trường nào để đăng ký môn thi và lấy kết quả xét tuyển”, PGS. Trần Văn Nghĩa khuyến cáo.

Dự kiến, đến đầu tháng 8 sẽ có kết quả kỳ thi chung Quốc gia

Bên cạnh đó, kỳ thi THPT Quốc gia 2015 diễn ra vào đầu tháng 7 năm nay, đến đầu tháng 8 sẽ có kết quả. Lúc đó, các thí sinh sẽ đăng ký xét tuyển.

Lãnh đạo Bộ GD-ĐT cũng cho biết, trong tuần này, Bộ sẽ công bố các  thông tin tuyển sinh về quy chế tốt nghiệp THPT Quốc gia.

Bộ GD-ĐT sẽ tập hợp và đăng tải toàn bộ thông tin tuyển sinh của hơn 400 trường ĐH, CĐ trên trang web của Bộ để tạo điều kiện cho phụ huynh, học sinh thuận lợi trong việc tra cứu và chọn lựa đăng ký xét tuyển phù hợp

Hà Nội: Phương án tuyển sinh vào lớp 10 hệ THPT năm 2015

Các thông tin tuyển sinh vào lớp 10 từ Bộ GD-ĐT Hà Nội vừa công bố các phương án tuyển sinh năm 2015, cụ thể như sau:


1- Tuyển sinh vào lớp 10 THPT không chuyên: Thực hiện phương thức “Kết hợp thi tuyển với xét tuyển” để tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT công lập, ngoài công lập và lớp 10 học chương trình THPT tại các trung tâm GDTX.

Mỗi học sinh được đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào hai trường THPT công lập trong cùng một khu vực tuyển sinh, không kể nguyện vọng vào các lớp chuyên của các trường THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam, THPT chuyên Nguyễn Huệ, THPT Chu Văn An, THPT Sơn Tây. Ngoài ra học sinh có thể nộp đơn dự tuyển vào các trường THPT ngoài công lập hoặc học chương trình THPT tại các trung tâm GDTX.

Xét tuyển (căn cứ vào điểm THCS và điểm cộng thêm): Căn cứ theo kết quả rèn luyện và học tập của học sinh ở cấp THCS để xác định điểm THCS; Căn cứ vào diện ưu tiên, khuyến khích của học sinh để xác định điểm cộng thêm; Thời gian công bố kết quả xét tuyển: 30/5/2015.

Thi tuyển: Tổ chức một kỳ thi chung vào lớp 10 hệ THPT cho tất cả các trường THPT; Môn thi: thi hai môn Ngữ văn và Toán; Hình thức thi: tự luận.

Nội dung: đề thi dựa theo yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục cấp THCS hiện hành, chủ yếu nằm trong chương trình lớp 9; Ngày thi: 11/6/2015, buổi sáng thi môn Ngữ văn, buổi chiều thi môn Toán.

Khu vực tuyển sinh: Đối với các trường THPT công lập, khu vực tuyển sinh được chia theo địa giới hành chính quận, huyện, thị xã, toàn thành phố có 12 khu vực tuyển sinh. Cho phép học sinh có thể thay đổi khu vực tuyển sinh, học sinh muốn thay đổi khu vực tuyển sinh phải có đơn xin đổi khu vực tuyển sinh.

Các trường THPT Chu Văn An và THPT Sơn Tây được tuyển học sinh vào lớp 10 không chuyên trên toàn thành phố (không phân biệt khu vực tuyển sinh). Các trường THPT ngoài công lập và các lớp học chương trình THPT tại các trung tâm GDTX được tuyển học sinh vào lớp 10 không phân biệt khu vực tuyển sinh.

2- Tuyển sinh vào lớp 10 chuyên (các trường THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam, chuyên Nguyễn Huệ, THPT Chu Văn An và THPT Sơn Tây)

Phương thức tuyển sinh: Vòng 1: Tổ chức sơ tuyển đối với những HS có đủ điều kiện dự tuyển, có hồ sơ dự tuyển hợp lệ; Vòng 2: Tổ chức thi tuyển đối với những HS đã qua sơ tuyển ở vòng 1.

Tổ chức tuyển sinh: Vòng 1 tổ chức sơ tuyển, căn cứ vào các tiêu chí và được đánh giá bằng điểm số như sau: Kết quả dự thi chọn HS giỏi, thi tài năng trong phạm vi tổ chức của địa phương, toàn quốc, khu vực một số nước, quốc tế; điểm cho mỗi giải được tính như sau: giải nhất được 5,0 điểm, giải nhì được 4,0 điểm, giải ba được 3,0 điểm, giải khuyến khích được 2,0 điểm; Kết quả xếp loại học lực 4 năm cấp THCS: mỗi năm xếp loại học lực giỏi được 3,0 điểm, học lực khá được 2,0 điểm;Kết quả tốt nghiệp THCS: tốt nghiệp loại giỏi được 3,0 điểm, loại khá được 2,0 điểm.

Vòng 2 tổ chức thi tuyển. Môn thi gồm: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ (tính hệ số 1) và môn chuyên (tính hệ số 2), trong đó hai môn Ngữ văn, Toán thi cùng với kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT không chuyên.

Đề thi được áp dụng hình thức tự luận. Riêng môn Ngoại ngữ (thi vào các lớp chuyên Ngoại ngữ) được áp dụng kết hợp giữa hình thức tự luận và trắc nghiệm để đánh giá các kỹ năng nghe, đọc, viết; Nội dung: đề thi dựa theo yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục cấp THCS hiện hành, chủ yếu nằm trong chương trình lớp 9.

Ngày thi: Ngày 11/6/2015: buổi sáng thi môn Ngữ văn, buổi chiều thi môn Toán (cùng với kỳ thi vào lớp 10 không chuyên); Ngày 12/6/2015: Buổi sáng thi môn Ngoại ngữ. Buổi chiều thi các môn chuyên Ngữ văn, Toán, Tin học, Sinh học, Tiếng Pháp, Tiếng Nhật; Ngày 13/6/2015: Buổi sáng thi các môn chuyên Vật lí, Lịch sử, Địa lí, Hóa học, Tiếng Anh.

Điều kiện dự tuyển: Học sinh hoặc bố mẹ có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội, đủ điều kiện theo Văn bản số 20/VBHN-BGDĐT ngày 30/5/2014 của Bộ GD&ĐT về việc hợp nhất Thông tư số 06/2012/TT-BGDĐT và Thông tư số 12/2014/TT-BGDĐT; Xếp loại hạnh kiểm, học lực cả năm học của các lớp cấp THCS từ khá trở lên; Xếp loại tốt nghiệp THCS từ khá trở lên.

Học sinh các tỉnh phía bắc từ Thanh Hóa trở ra có kết quả học tập năm học lớp 9 xếp loại học lực giỏi, hạnh kiểm tốt và đạt giải chính thức trong kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh được đăng ký dự tuyển vào lớp chuyên trường THPT Chu Văn An.

Đăng ký nguyện vọng: Mỗi học sinh có thể đăng ký dự tuyển vào các lớp chuyên của hai trong bốn trường: THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam, THPT chuyên Nguyễn Huệ, THPT Chu Văn An và THPT Sơn Tây; Học sinh có thể đăng ký nguyện vọng cùng 1 môn chuyên của hai trường xếp theo thứ tự ưu tiên là trường nguyện vọng 1 và trường nguyện vọng 2; Học sinh có thể đăng ký dự thi các môn chuyên khác nhau của hai trường với điều kiện buổi thi của các môn chuyên đó không trùng nhau